Huấn luyện an toàn ngành sản xuất xi măng

5/5 - (2 bình chọn)

Huấn luyện an toàn ngành sản xuất xi măng theo nghị định số 44/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/5/2016 và thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 10/8/2020. Trong đó quy định huấn luyện an toàn cho người cho người làm trong ngành sản xuất xi măng thuộc nhóm 3 là những người làm công việc có yều cầu nghiệm ngặt về an toàn lao động.

Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về sản xuất xi măng và cũng là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về mặt hàng này, với sản lượng dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới. Đã có nhiều doanh nghiệp lớn đang sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến trên thế giới vào sản xuất xi măng.

Tuy nhiên, các sự cố trong quá trình sản xuất xi măng luôn đi kèm với các sự cố gây tai nạn, chấn thương thậm chí là chết người. Vì vậy để giảm thiểu rủi ro cần thiết phải có các khóa học huấn an toàn cho người làm trong ngành sản xuất xi măng.

I/ Giới thiệu tổng quan về ngành sản xuất xi măng

Quy trình sản xuất xi măng được chia làm 6 giai đoạn

  • Giai đoạn 1: tách chiết nguyên liệu thô: Xi măng có sử dụng các nguyên liệu thô gồm: canxi, sắt, silic, nhôm là thành phần chính trong đất sét, đá vôi và cát. Nguyên liệu thô được tách từ các núi đá vôi sau đó thông qua băng chuyền được vận chuyển tới các nhà máy. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên liệu thô khác tham gia vào quá trình sản xuất xi măng như: đá phiến, vảy thép cán, tro bay và bô xít với lượng yêu cầu nhỏ. Trước khi được vận chuyển tới nhà máy thì khối đá lớn được nghiền nhỏ có kích thước tương đương với kích thước các viên sỏi.
  • Giai đoạn 2: phân chia tỷ lệ, trộn lẫn và nghiền: Các nguyên liệu thô từ quặng sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm của nhà máy, phòng thí nghiệm sẽ tiến hành phân tích để chia tỷ lệ chính xác giữa đá vôi và đất sét trước khi bắt đầu nghiền. Thông thường sẽ chia theo tỷ lệ 80% đá vôi và 20% đất sét. Sau đó nhà máy sẽ tiến hành nghiền hỗn hợp với sự trợ giúp của các con lăn quay và bàn xoay. Bàn xoay sẽ quay liên tục dưới con lăn và con lăn tiếp xúc trực tiếp với hỗn hợp để nghiền hỗn hợp thành bột mịn. Hỗn hợp nguyên liệu thô còn lại sẽ được dự trữ trong đường ống sau khi đã nghiền hỗn hợp thành bột mịn.
  • Giai đoạn 3: Trước khi nung: Những nguyên liệu được nghiền hoàn chỉnh sẽ được đưa vào buồng trước khi nung. Buồng này sẽ chứa một chuỗi các buồng xoay trục đứng, nguyên liệu thô được đẩy qua đây và vào trong lò nung. Buồng trước nung này sẽ tận dụng nhiệt tỏa ra từ lò, giúp tiết kiệm năng lượng và làm cho nhà máy thân thiện với môi trường hơn.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn trong lò: Nhiệt độ trong lò có thể lên tới 1450⁰C do xảy ra phản ứng hóa học khử cacbon và thải khí CO2. Chuỗi phản ứng hóa học giữa Ca và SiO2 tạo ra CasiO3 là thành phần chính trong xi măng. Lò nhận được nhiệt từ bên ngoài nhờ khí tự nhiên hoặc than đá. Khi nguyên liệu rơi xuống phần thấp nhất của lò nung thì sẽ hình thành lên sỉ khô.
  • Giai đoạn 5: Làm mát và nghiền thành phẩm: Sau khi ra khỏi lò, sỉ được làm mát nhờ vào khí cưỡng bức, sỉ sẽ tỏa ra lượng nhiệt hấp thụ và từ từ giảm nhiệt, lượng nhiệt sỉ tỏa ra sẽ được thu lại quay trở vào lò, giúp tiết kiệm năng lượng. Các viên bi sắt sẽ giúp nghiền bột mịn ra thành xi măng.
  • Giai đoạn 6: đóng bao và vận chuyển: Sau khi nghiền thành bột, xi măng sẽ được đóng bao với trọng lượng từ 20 – 40kg/ 1 túi, chúng sẽ được phân phối tới cửa hàng và tới tay người tiêu dùng.

II/Các yếu tố nguy hiểm, có hại thường xảy ra trong sản xuất xi măng

  • Làm việc trong môi trường nhiều khói bụi
  • Người lao động thiếu đồ bảo hộ, bao tay, khẩu trang,…
  • Người lao động không được giám sát chặt chẽ dẫn tới làm việc nhiều sai sót
  • Người lao động thiếu các kỹ năng trong công việc
  • Chế độ làm việc, ngủ nghỉ không hợp lý dẫn đến mệt mỏi, mất tập trung

III/ Cơ sở pháp lý khóa học huấn luyện an toàn cho người làm trong ngành sản xuất xi măng

  • Căn cứ vào Nghị Định 44/2016/NĐ-CP và Thông tư số 06/ 2020/ TT-BLĐTBXH ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt an toàn vệ sinh lao động, AN TOÀN VN đã mở các khóa huấn luyện an toàn cho người cho người làm trong ngành sản xuất xi măng.
  • Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện học viên được cấp thẻ, chứng nhận hoàn thành huấn luyện an toàn cho người làm trong ngành sản xuất xi măng trên phạm vi toàn quốc.

IV/ Đối tượng và thời gian tham gia khóa huấn luyện cho người làm trong ngành sản xuất xi măng

  • Đối tượng tham gia khóa huấn luyện bao gồm: cho người làm trong ngành sản xuất xi măng.
  • Khung thời gian đào tạo: 3 ngày (24h) học viên sẽ được học về lý thuyết và thực hành xoay quanh nội dung.

V/ Nội dung trong khóa học huấn luyện an toàn cho người cho người làm trong ngành sản xuất xi măng

  • Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
  • Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động
  • Nội dung huấn luyện chuyên nghành
  • Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện
5/5 - (2 bình chọn)

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI