KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ ĐIỆN
KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ ĐIỆN.
(Theo thông tư 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2012 của Bộ Công Thương và Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BCT ngày 24 tháng 01 năm 2018 – Quy định về Kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện)
Kiểm định an toàn thiết bị điện là quy định bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Kiểm định không những đảm bảo an toàn cho người sử dụng, phòng tránh cháy nổ và tai nạn lao động khác mà còn giúp tổ chức, doanh nghiệp nâng cao hình ảnh và thương hiệu, đáp ứng các yêu cầu theo quy định và Nhà nước, giảm thiểu các chi phí liên quan. Vậy đâu là thiết bị cần phải kiểm định an toàn kỹ thuật và với những trường hợp nào, theo quy định nào hãy theo dõi bài viết dưới đây của Công Ty CP Kiểm Định Và Chứng Nhận Bách Khoa (BKI).
NỘI DUNG CHÍNH
- 1. Kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị điện là gì?
- 2. Tại sao phải kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị điện
- 3. Các thiết bị cần phải kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị điện
- 4. Nội dung kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị điện
- 6. Dịch vụ Kiểm Định An Toàn Kỹ Thuật các Thiết Bị Điện của Công ty BKI
1. Kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị điện là gì?
Kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện là việc đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị và dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Tại sao phải kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị điện
Tất cả các tổ chức để vận hành tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh đều cần sử dụng thiết bị điện. Tuy nhiên hoạt động của thiết bị điện cần được kiểm soát nghiêm ngặt bởi những sự cố ngoài ý muốn do thiết bị điện thường gây ra ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe người lao động và gây thiệt hại lớn về tài sản
Tai nạn về điện là một trong những nguyên nhân gây chết người hàng đầu trong tại nạn lao động và hoạt động dân dụng. Điều đáng nói là hệ thống an toàn có khả năng loại trừ hầu như hoàn toàn khả năng này. Do đó việc kiểm định an toàn kỹ thuật và kiểm tra định kỳ hệ thống điện là cực kỳ quan trọng. Các căn cứ kiểm định theo quy định:
- Căn cứ Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ công thương quy định về kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị, dụng cụ điện, của hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 01 năm 2017.
- Căn cứ Nghị định 17/2022/NĐ-CP– Sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực; an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giá, hàng cầm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dung, hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
“Trích mục b, d, đ, e Khoản 6, Điều 15, Nghị định 17/2022/NĐ-CP
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Không kiểm tra, kiểm định hệ thống chống sét, nối đất của nhà máy điện, trạm điện và đường dây dẫn điện;
d) Không thực hiện việc kiểm định an toàn kỹ thuật đối với các thiết bị, dụng cụ điện theo quy định;
đ) Thực hiện việc kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện khi không có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định thiết bị, dụng cụ điện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định thiết bị, dụng cụ điện đã hết hiệu lực;
e) Thực hiện việc kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện vượt quá phạm vi được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định thiết bị, dụng cụ điện;”
3. Các thiết bị cần phải kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị điện
Theo quy định tại Thông tư 33/2015/TT-BCT, các thiết bị, dụng cụ điện có yêu cầu KĐKTAT bao gồm:
- Chống sét van;
- Máy biến áp;
- Máy cắt;
- Cáp điện;
- Cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa;
- Sào cách điện.
4. Nội dung kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị điện
Nội dung kiểm định được quy định cụ thể trong các quy trình kiểm định được ban hành tương ứng với từng loại thiết bị; dụng cụ điện, bao gồm một hoặc nhiều nội dung chính sau:
- Kiểm tra bên ngoài;
- Đo điện trở cách điện;
- Đo điện trở của các cuộn dây;
- Kiểm tra độ bền của điện môi;
- Đo điện trở tiếp xúc;
- Đo dòng điện rò;
- Đo các thông số đóng cắt thiết bị;
- Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức năng bảo vệ như bộ điều tốc; phanh hãm.
5. Chu kỳ kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị điện
KĐKTAT kỹ thuật các thiết bị điện chia làm 3 loại:
- Kiểm định lần đầu; thực hiện trước khi đưa vào sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện;
- Kiểm định định kỳ; thực hiện trong quá trình sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.
- Kiểm định bất thường: thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi đã khắc phục xong sự cố hoặc theo nhu cầu của các tổ chức; cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện
6. Dịch vụ Kiểm Định An Toàn Kỹ Thuật các Thiết Bị Điện của Công ty BKI
Công Ty CP Kiểm Định Và Chứng Nhận Bách Khoa được Bộ Công Thương cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Hoạt Động Kiểm Định số 3126/GCNHĐKĐ-BCT ngày 15 tháng 10 năm 2019. Quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật tuân thủ nghiêm ngặt các trình tự, thủ tục kiểm định. Các phương tiện kiểm định đa dạng, hiện đại, độ chính xác cao và có thể kiểm tra mọi thiết bị có yêu cầu. Đội ngũ kiểm định viên chuyên nghiệp, tận tình, được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản, luôn đề cao chất lượng và đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.
Vui lòng liên hệ với BKI để được hỗ trợ tốt nhất:
Hotline 1: 0912809508 – Mr. HẢI
Hotline 2: 0987836315 – Mr. ĐẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN BÁCH KHOA
Trụ sở: Số 24B, Ngõ 10, Đ.Quang Lãm, P.Phú Lãm, Q.Hà Đông, Tp.Hà Nội,Việt Nam.
Điện Thoại: 02432000991- Email: bkigroup.vn@gmail.com
Bài viết liên quan
Bài viết khác cùng chuyên mục
- KIỂM ĐỊNH CHỐNG SÉT VAN
- BKI THÍ NGHIỆM THIẾT BỊ ĐIỆN TẠI CÔNG TY TNHH SAMJU VINA
- BKI KIỂM ĐỊNH Tu, Ti TẠI CÔNG TY XI MĂNG VICEM HOÀNG THẠCH
- BKI KIỂM ĐỊNH MÁY BIẾN ÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FINETEK VIỆT NAM
- THÍ NGHIỆM DẦU CÁCH ĐIỆN MÁY BIẾN ÁP
- THÍ NGHIỆM HỆ THỐNG RƠ LE BẢO VỆ
- KIỂM ĐỊNH MÁY CẮT ĐIỆN
- KIỂM ĐỊNH MÁY BIẾN ÁP
- KIỂM ĐỊNH CÔNG TƠ ĐIỆN
- KIỂM ĐỊNH TU, TI ĐO LƯỜNG