Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy

Đánh giá

1. Mục tiêu học tập của học viên

  • Có được kiến thức chung và yêu cầu pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
  • Có kiến thức về đánh giá sự phù hợp;
  • Nắm được kiến thức và kỹ năng thực hiện các hoạt động đánh giá, chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

2. Kiến thức và kỹ năng thu được sau khóa đào tạo

2.1 Kiến thức:

  • Nhận thức chung về chất lượng, đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
  • Yêu cầu pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
  • Các phương thức đánh giá chứng nhận sản phẩm
  • Các phương pháp phân loại, lấy mẫu, thử nghiệm sản phẩm

2.2 Kỹ năng

  • Kỹ năng hoạch định một chương trình chứng nhận sản phẩm
  • Kỹ năng đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng: Họp khai mạc, kết thúc, các kỹ năng phỏng vấn, ghi chép thông tin, phân loại phát hiện đánh giá, quản lý đoàn chuyên gia đánh giá
  • Kỹ năng đánh giá sản phẩm trên hiện trường: Lấy mẫu, niêm phong, thử nghiệm tại chỗ, đánh giá kết quả thử nghiệm

3. Phương pháp đào tạo

  • Giảng viên trình bày các nội dung kiến thức và kỹ năng theo chương trình đào tạo;
  • Học viên tham gia làm bài tập (làm bài tập nhóm, chuẩn bị, trình bày trong thảo luận), trả lời câu hỏi của giảng viên và các học viên khác;
  • Giảng viên hướng dẫn thực hành các hoạt động lập kế hoạch, triển khai đánh giá, viết báo cáo;
  • Thăm quan phòng thử nghiêm, thực hành đánh giá xác nhận sản phẩm

4. Nội dung khóa đào tạo:

a) Mục đích cơ bản của các tiêu chuẩn trong khóa đào tạo, giải thích nguyên tắc, quy trình và kỹ thuật được sử dụng để đánh giá

Phần này nhằm giới thiệu:

  • Tình hình quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên thế giới và tại Việt Nam;
  • Phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và các văn bản có liên quan;
  • Vai trò của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và công nghệ và các bộ, ngành trong quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa
  • Nội dung cơ bản của các tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với sản phẩm dùng để đánh giá của bên thứ ba và các quy chuẩn kỹ thuật
  • Giới thiệu các hoạt động, kỹ thuật đánh giá và các phương thức đánh giá theo ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17067 và Thông tư 28/2012/TT-BKHCN

b) Giải thích về mục đích, nội dung:

– Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý hoặc hệ thống bảo đảm chất lượng

  • Hệ thống đảm bảo chất lượng dựa theo mô hình của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và theo phụ lục 2 trong quyết định số 49/QĐ – TĐC ngày 13/2/2001 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
  • Ngoài ra trong quá trình đào tạo cũng giới thiệu về 1 số mô hình đảm bảo chất lượng đang áp dụng cho quá trình đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp quy như mũ bảo hiểm, sản phẩm điện điện tử

– Thực tế áp dụng

  • Thực tế các doanh nghiệp đang hướng việc áp dụng hoặc đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 do đó khi triển khai chứng nhận sản phẩm sẽ có nhiều thuận lợi.
  • Các mô hình hệ thống đảm bảo chất lượng đều hướng tới việc kiểm soát quá trình sản xuất để đảm bảo cung cấp sản phẩm /hàng hóa với chất lượng ổn định đáp ứng yêu cầu.
  • Các yêu cầu của hệ thống đảm bảo chất lượng đều có sự tương đồng với các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001

– Quy trình áp dụng tiêu chuẩn

  • Xem xét ban đầu, mục đích để:
  • Đánh giá mức độ đáp ứng của sản phẩm /hàng hóa so với yêu cầu tiêu chuẩn
  • Xem xét các phương pháp thử nghiệm, thiết bị thử nghiệm, điều kiện môi trường thử nghiệm, khả năng thử nghiệm.
  • Chuẩn bị các điều kiện về thử nghiệm
  • Thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng qua các bước:
  • Khảo sát thực trạng
  • Thiết lập các quy trình /thủ tục /hướng dẫn công việc cần thiết
  • Triển khai áp dụng thực tế
  • Rà soát, xem xét đánh giá nội bộ

– Khung pháp lý có liên quan đến hoạt động chứng nhận

  • Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản hướng dẫn thi hành
  • Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành
  • Thông tư 28/2012/TT – BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn công bố hợp quy và các phương thức đánh giá chứng nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật
  • Thông tư 08/2009/TT-BKHCN quy định về trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt đồng đánh giá sự phù hợp
  • Thông tư 09/2009/TT-BKHCN quy định về trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp

– Kỹ năng đánh giá

  • Kỹ năng đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng
  • Kỹ năng lấy mẫu, niêm phong, theo dõi thử nghiệm tại hiện trường, đánh giá kết quả thử nghiệm
  • Kỹ năng đánh giá ngoại quan sản phẩm (physical checking)

c) Giải thích vai trò của người đánh giá trong các quá trình đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 19011.

Đoàn đánh giá gồm trưởng đoàn, các thành viên và chuyên gia kỹ thuật

d) Giải thích các yêu cầu của tiêu chuẩn

Các yêu cầu về hệ thống đảm bảo chất lượng sẽ được giải thích trong quá trình đào tạo

đ) Cách thức và phương thức thực hiện lấy mẫu (đối với khóa đào tạo về chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm)

Giải thích cụ thể trong quá trình đào tạo

e) Lập kế hoạch, thực hiện và báo cáo một cuộc đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 19011 và các tiêu chuẩn có liên quan

  • Họp khai mạc
  • Tiến hành đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng
  • Lấy mẫu, theo dõi thử nghiệm mẫu trên hiện trường (nếu có)
  • Lập báo cáo đánh giá: Phân loại phát hiện đánh giá
  • Họp kết thúc: Công bố phát hiện đánh giá
  • Yêu cầu hành động khắc phục
  • Kết luận đánh giá
  • Hành động khắc phục tiếp theo
  • Đánh giá kết quả thử nghiệm

g) Các nội dung khác (nếu có)

Không có

5. Thời gian của khóa đào tạo

Phần 1: Các khái niệm chung (1 ngày)

  1. Tiêu chuẩn, quy chuẩn
  • Các khái niệm liên quan đến quy chuẩn, tiêu chuẩn
  • Hệ thống các nhóm tiêu chuẩn: yêu cầu kỹ thuật, thử nghiệm, thuật ngữ định nghĩa. Mối liên quan giữa các nhóm /loại tiêu chuẩn
  • Tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn hiệp hội
  1. Chứng nhận
  • Khái niệm chứng nhận, công nhận, thừa nhận
  • Các khái niệm liên quan đến chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn
  • Các khái niệm liên quan đến công bố hợp quy, hợp chuẩn
  • Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận
  • Các điều kiện chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy tại Việt Nam
  • Các tổ chức chứng nhận sản phẩm tại Việt Nam
  1. Hệ thống đơn vị đo
  • Giới thiệu một số hệ thống đơn vị đo, các đơn vị đo điển hình
  1. Lấy mẫu
  • Mẫu điển hình
  • Lấy mẫu theo AQL
  1. Các phương thức chứng nhận sản phẩm
  • Nội dung 8 phương thức chứng nhận sản phẩm
  • Bài tập nhóm: Về các phương thức chứng nhận. Mục đích để học viên nắm rõ hơn về 8 phương thức chứng nhận sản phẩm

Phần 2: Hệ thống đảm bảo chất lượng

  • Một số mô hình về điều kiện đảm bảo chất lượng, nhấn mạnh đến 1 số yêu cầu cần tập trung trong các mô hình về điều kiện đảm bảo chất lượng
  • Giới thiệu về điều kiện đảm bảo chất lượng trong một số quy chuẩn kỹ thuật

Phần 3: Đánh giá chứng nhận sản phẩm (1.5 ngày)

  1. Chuẩn bị đánh giá
  • Nhận và xem xét yêu cầu chứng nhận
  • Hoạch định hoạt động đánh giá (xem xét tiêu chuẩn, tìm kiếm phòng thử nghiệm, lập phương án lấy mẫu /xây dựng quy định riêng)
  • Quản lý chương trình đánh giá
  • Chuẩn bị đánh giá trên hiện trường
  • Lập kế hoạch đánh giá
  • Đánh giá hệ thống tài liệu
  • Chuẩn bị điều kiện lấy mẫu và thử nghiệm
  • Bài tập: Lập chương trình đánh giá
  1. Đánh giá trên hiện trường
  • Họp khai mạc
  • Thu thập thông tin
  • Đánh giá bằng chứng
  • Đưa ra phát hiện đánh giá
  • Lấy mẫu: xác định lô, xác định mẫu điển hình
  • Bài tập: Lấy ví dụ 1 tiêu chuẩn sản phẩm để học viên xác định phương án lấy mẫu, xác định lô
  • Niêm phong
  • Chụp ảnh
  • Kiểm tra, thử nghiệm tại hiện trường
  • Biên bản lấy mẫu: cách thức ghi biên bản lấy mẫu, số lượng mẫu, cỡ mẫu, ký hiệu mẫu
  • Viết báo cáo
  • Họp kết thúc
  • Bài tập nhóm: Tình huống cụ thể trong 1 cuộc đánh giá (gồm 13 – 15 tình huống giả định trong 1 cuộc đánh giá)
    • Mục đích: giúp học viên nắm được cách thức thu thập bằng chứng, xử lý thông tin, kết luận các phát hiện thu được
    • Chuẩn bị tình huống trong 1 số cuộc đánh giá (sản phẩm quạt, dây điện, nhóm cao su nhựa)
  1. Xem xét quá trình sản xuất, sản phẩm
  • Hồ sơ thiết kế sản phẩm, quá trình
  • Hồ sơ nguyên liệu
  • Hồ sơ theo dõi, kiểm tra trong quá trình
  • Hồ sơ theo dõi đo lường sản phẩm
  • Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
  1. Kết thúc đánh giá
  • Báo cáo đánh giá, báo cáo đánh giá quá trình sản xuất, công nghệ
  • Xem xét, đánh giá kết quả thử nghiệm
  1. Các kỹ năng của chuyên gia đánh giá
  • Các kỹ năng cơ bản (theo ISO 19011)
  • Các kỹ năng đặc thù đối với chứng nhận sản phẩm

Phần 4: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 (2 ngày)

  1. Giới thiệu Bộ tiêu chuẩn ISO 9000
  • Quá trình phát triển của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000
  • Bộ tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
  • Những thay đổi trong phiên bản ISO 9001
  1. Các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 9001

Các câu hỏi, bài tập tình huống để học viên nắm được các yêu cầu của tiêu chuẩn

  • Câu hỏi đúng sai
  • Câu hỏi về điều khoản tiêu chuẩn: Hỏi và trả lời
  • Bài tập nhóm: Nếu học viên chưa được đào tạo tiêu chuẩn ISO thì

Phần 5: Tổng kết, câu hỏi và trả lời, thi cuối khóa (0.5 ngày)

Bài thi gồm 5 phần:

  • Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm: 10 câu (10 điểm)
  • Phần 2: Câu hỏi đúng sai: 10 câu (10 điểm)
  • Phần 3: Câu hỏi về các kỹ năng xử lý tình huống(2 câu, 20 điểm)
  • Phần 4: Các câu hỏi về kỹ năng đánh giá, kỹ năng tìm hiểu vấn đề(3 câu, 30 điểm)
  • Phần 5: Tình huống cụ thể. Mục đích để đánh giá khả năng viết báo cáo (2 tình huống, 30 điểm)

Tổng điểm: 100. Trên 70 điểm đạt yêu cầu

6. Yêu cầu đối với giảng viên:

a) Quy định năng lực, kỹ năng đối với giảng viên

  • Là chuyên gia đánh giá trưởng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001
  • Là chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm
  • Kinh nghiệm đánh giá chứng nhận sản phẩm: 5 năm

b) Quy định số lượng học viên tối thiểu và tối đa của một khóa học

  • Số lượng học viên tối thiểu: 10
  • Số lượng học viên tối đa: 20
  1. c) Số lượng giảng viên phù hợp với số lượng học viên của một khóa học
  • Số lượng giảng viên: 1 người

7. Đánh giá học viên và tổ chức thi:

a) Đánh giá hoàn thành khóa học

  • Tổ chức làm bài thi viết

b) Quản lý và đánh giá khóa học

  • Quản lý học viên thông qua điểm danh tham dự trên lớp
  • Học viên phải đảm bảo có mặt trên lớp >90% thời gian học thì mới được tham dự thi cuối khóa, tham dự và hoàn thành đầy đủ các bài tập, bài tập nhóm

c) Quản lý và tổ chức thi

  • Thi viết tại lớp học, giảng viên coi thi

d) Quy định về việc cấp chứng chỉ

  • Chứng chỉ sẽ được cấp trong vòng 1 tháng kể từ khi kết thúc khóa học

8. Cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho khóa đào tạo.

  • Máy chiếu, laptop
  • Bảng
  • Giấy khổ lớn để học viên làm và trình bày bài tập nhóm
  • Các văn phòng phẩm hỗ trợ: note, bút dạ, bút viết
  • Bàn học: đảm bảo mỗi học viên 1 bàn
Đánh giá

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI