Huấn luyện an toàn điện theo nghị định số 44/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/5/2016

5/5 - (1 bình chọn)

Huấn luyện an toàn điện theo nghị định số 44/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/5/2016 và thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 10/8/2020. Trong đó quy định huấn luyện an toàn điện thuộc nhóm 3 là những người làm công việc có yều cầu nghiệm ngặt về an toàn lao động.

I/ Điện giật là gì, các trường hợp bị điện giật?

  • Điện giật là hiện tượng dòng điện đi qua cơ thể dẫn đến cản trở chức năng của 1 số bộ phận, làm tổn thương chúng hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. Điện áp càng cao, thời gian bị điện giật càng lâu thì tình trạng của người bị điện giật càng nghiêm trọng.
  • Các trường hợp bị điện giật:
  • Đường dây dẫn điện không đủ tiêu chuẩn: mắc tạm bợ, cuốn chung với dây điện thoại, đường điện chưa hoàn thiện
  • Do chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc vỏ bọc cách điện hoặc dây dẫn hở cách điện
  • Do thiết bị điện sử dụng bị rò điện ra vỏ (vỏ dẫn điện mà không nối đất) hoặc không đủ tiêu chuẩn kĩ thuật
  • Không tuân thủ quy trình an toàn: sửa chữa điện không cắt nguồn điện, cấp cứu người bị điện giật không dùng vật liệu cách điện,…
  • Dây điện ở trên cột điện do mưa bão làm đứt dây rơi xuống đất
  • Xây nhà sai vi phạm khoảng cách an toàn
  • Trời mưa to đứng dưới gốc cây cao
  • Thả diều, chơi đùa gần cột điện, dây điện, dây chằng néo…

II/ Tác hại khi bị điện giật

Tác động đến sinh lí

  • Tùy thuộc vào mức độ dòng điện mà nó sẻ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lí con người, ở đây chưa nói đến tính mạng. Nhiều trường hợp gây ra hệ thần kinh không ổn định, mất cân bằng sinh lí, rối loạn tuần hoàn làm mất trí nhớ và đặc biệt gây ra hậu quả vô sinh
  • Nhiệt: cơ thể bị đốt cháy, dây thần kinh, mạch máu, tim, não,… bị phá hủy.
  • Điện phân: máu trong cơ thể bị phân hủy khiến các thành phần trong máu và mô bị phá vỡ.
  • Sinh học: các cơ bắp đặc biệt là tim, phổi bị co giật khiến cơ quan hô hấp và tuần hoàn ngừng hoạt động. Khi dòng điện truyền qua não, hệ thần kinh trung ương bị phá hủy.
  • Chết đột ngột do sốc điện gây co cứng cơ tim như trong tự nhiên gây ngừng tim ngay tức khắc hoặc do rối loạn nhịp chết người do tổn thương cơ tim.
  • Thần kinh trung ương, não. Tuỷ sống bị trực tiếp của dòng điện, hoặc thứ phát sau hệ hô hấp và tuần hoàn, thiếu máu và thiếu ôxy não, co giật kéo dài, sặc ngừng hô hấp, ngừng tim, tắc mạch.

Gây nguy hiểm đến tính mạng

  • Nếu dòng điện mạnh đi qua thì nó sẻ gây co giật cơ bắp, đặt biệt là phổi, cơ tim và có thể làm ngừng đập toàn bộ cơ quan hô cấp, cơ quan tuần hoàn, chưa nói đến chấn thương bị giật điện ngã từ trên cao xuống
  • Trường hợp không gây chết người nhưng có thể gây tổn thương không ít đến cơ thể như làm bỏng bộ phận tiếp xúc ngoài ra, tê liệt hệ thần kinh, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan hô hấp

III/ Các nguyên tắc an toàn điện

  • Đảm bảo người lao động phải biết phương thức vận hành máy trước khi sử dụng.
  • Dây cắm phải đủ dài, các vị trí ổ cắm phải đủ tải và không nên sử dụng quá nhiều phích cắm chung một ổ.
  • Sắp xếp đường dây điện gọn gàng vừa phòng tránh tai nạn và hạn chế rủi ro chập điện.
  • Yêu cầu người thợ điện phải có kiến thức chuyên môn cao đồng thời phải có kinh nghiệm thi công nhiều dự án lớn.
  • Ngừng sử dụng điện khi phát hiện sự cố rò hay hư hỏng điện.
  • Những thiết bị, ổ cắm điện cần được lắp đặt trên cao cách mặt đất 1m tránh tiếp xúc trẻ em.
  • Không sử dụng máy bay điều khiển hoặc thả diều gần các đường dây điện.
  • Tuyệt đối không sử dụng thiết bị điện, dây điện kém chất lượng.
  • Mang dày dép, đồ bảo hộ cao xúc, thiết bị cách điện khi tiến hành sửa chữa, bảo trì.

IV/ Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn điện

  • Căn cứ Nghị định 44/2016/NĐ-CP, quy định điều kiện cấp chứng chỉ an toàn lao động trong xây dựng như sau:
  • Người lao động làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp và sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện phải được huấn luyện về an toàn điện và được cấp thẻ an toàn điện.
  • Việc huấn luyện về an toàn điện phải được thực hiện theo định kỳ một năm một lần và có kiểm tra, sát hạch xếp bậc an toàn điện.
  • Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động được quy định tại khoản 1 điều này; đối với người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, việc cấp thẻ an toàn điện được thực hiện theo quy định tại Điều 64 Luật điện lực.

V/ Phạm vi hoạt động

  • Đối với các nhà máy điện, trạm điện, đường dây dẫn điện chuẩn bị vận hành khai thác.
  • Trong khi vận hành đường dây dẫn điện trên không đi qua khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, không được cho đường dây mang tải vượt quá tiêu chuẩn, định mức theo quy định.
  • Có đầy đủ các tài liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn điện; các hướng dẫn như: quy trình, nội quy và biện pháp tổ chức thực hiện các quy định về an toàn điện tại cơ quan, doanh nghiệp trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện hiện hành. Thiết lập hồ sơ, lý lịch, tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết bị điện và tổ chức quản lý theo quy định.
  • Tại các vị trí vận hành phải có đầy đủ các quy trình: vận hành thiết bị, xử lý sự cố điện; sơ đồ lưới điện, nội quy phòng cháy, chữa cháy, sổ nhật ký vận hành, dụng cụ, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, biển cấm, biển báo và các dụng cụ, phương tiện khác theo quy định.
  • Bố trí người lao động làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện.
  • Sử dụng các thiết bị điện có chứng chỉ chất lượng hoặc nhãn mác đăng ký chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định pháp luật khác có liên quan.
  • Xây dựng, ban hành kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn sự cố, tai nạn. Trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn về điện, phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp cần thiết để cấp cứu người bị nạn, giảm nhẹ thiệt hại về người, tài sản; phải tổ chức điều tra xác định, phân tích nguyên nhân; kiểm điểm, xác định trách nhiệm.
  • Tổ chức hoặc tham gia tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về công tác an toàn điện.
  • Thực hiện việc thống kê, báo cáo về sự cố, tai nạn điện theo quy định.

VI/ Nội dung huấn luyện an toàn điện

  • Quy trình vận hành, xử lý sự cố đường dây điện, thiết bị điện nơi người lao động làm việc.
  • Quy định về an toàn khi kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thí nghiệm đường dây điện, thiết bị điện trong trường hợp có cắt điện và không cắt điện.
  • Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp cấp cứu người bị nạn do điện.
  • Thiết lập vùng làm việc an toàn.
  • Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
  • Thực hành những nội dung có liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người lao động.

VI/ Đối tượng và thời gian tham gia khóa huấn luyện an toàn điện

  • Đối tượng tham gia khóa huấn luyện bao gồm: cho người trực tiếp làm công việc liên quan đến điện
  • Khung thời gian đào tạo: 3 ngày (24h) học viên sẽ được học về lý thuyết và thực hành xoay quanh nội dung.

VIII/ Nội dung trong khóa học huấn luyện an toàn điện

  • Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
  • Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động
  • Nội dung huấn luyện chuyên ngành
  • Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện
5/5 - (1 bình chọn)

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI