THÍ NGHIỆM ĐIỆN

Đánh giá

THÍ NGHIỆM ĐIỆN

Thiết bị điện có tiềm ẩn các rủi ro nguy hiểm cho con người khi sử dụng, nếu không đảm bảo an toàn trong kết cấu, kỹ thuật, chất lượng. Đo đó, thí nghiệm các thiết bị điện là công việc mà doanh nghiệp, cá nhân và người sở hữu thiết bị điện cần làm định kỳ thường xuyên. Và sau đây là một số thông tin cần biết về hoạt động Thí nghiệm điện.

1. Thí nghiệm điện là gì


Thí nghiệm điện hay còn gọi là Thử nghiệm thiết bị điện là thuật ngữ được dùng trong ngành điện diễn tả hoạt động thí nghiệm, kiểm tra đối với các thiết bị điện trong các hệ thống điện, trạm biến áp, …. Thí nghiệm thiết bị điện là hoạt động kiểm tra, đánh giá và đưa ra kết luận về chất lượng của một công trình liên quan đến phần điện. Nó bao gồm một chuỗi các quy trình kiểm tra đánh giá sự hoạt động của các thiết bị điện trong tổng thể công trình cũng như đánh giá các thiết bị điện để xem liệu có bất kỳ hư hỏng nào đang xảy ra hay không.

Thí nghiệm điện (TNĐ) đóng vai trò quan trọng trong công tác vận hành, sửa chữa thiết bị điện nhằm đảm bảo an toàn cho người khi làm việc trong môi trường có điện

Dịch Vụ Thí Nghiệm Điện Của Công Ty BKI
Dịch Vụ Thí Nghiệm Điện Của Công Ty BKI

2. Danh sách các thiết bị điện cần thí nghiệm


Sau đây là danh sách các thiết bị điện cần làm thí nghiệm:

  • Máy phát điện đồng bộ
  • Máy biến dòng điện – Thí nghiệm TI
  • Máy điện quay
  • Máy biến điện áp – Thí nghiệm TU
  • Máy biến áp
  • Cáp lực
  • Recloser
  • Mạch
  • Máy cắt
  • Chống sét van
  • Cầu dao cách ly
  • Hệ thống bảo vệ
  • Cầu dao tiếp địa
  • Rơ le bảo vệ
  • Cầu dao phụ tải
  • Cầu chì
  • Máy biến điện áp
  • Dầu cách điện
  • Chống sét van
  • Aptomat
  • Hệ thống tiếp địa và chống sét
  • Tụ điện
  • Đồng hồ Vôn – Đồng hồ Ampe
  • Sứ cách điện kiểu treo – xuyên – đỡ
  • Tụ điện
  • Bộ điều khiển tụ bù
  • Ủng cách điện
  • Kháng điện
  • Thảm cách điện
  • Thanh cái
  • Găng tay cách điện
  • Contactor, khởi động từ
  • Bút thử điện
  • Sào cách điện

Thí Nghiệm Điện

3. Mục đích của thí nghiệm điện


Giúp chúng ta biết được tình trạng chất lượng của trang thiết bị. Các thiết bị bảo vệ điện qua thời gian sử dụng lớp cách điện sẽ bị lão hóa, chất lượng vật liệu cách điện cũng bị suy giảm. Vì vậy việc kiểm tra thiết bị thường xuyên giúp người quản lý có thể biết được thiết bị đó còn đảm bảo chất lượng hay không.

Giúp chúng ta biết theo dõi các thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng cũng như khả năng làm việc của thiết bị và xác định kịp thời các thiết bị hư hỏng hoặc xuống cấp, từ đó đề ra các phương án sửa chữa cũng như định ra kế hoạch trung đại tu thiết bị hoặc thay đổi thiết bị khác

Giúp đảm bảo tính minh bạch cho các thiết bị điện: Trong những trường hợp chẳng may xảy ra sự cố, hư hỏng các thiết bị điện cũng cần phải được thí nghiệm, kiểm định để xác định nguyên nhân xảy ra sự cố và mức độ hư hỏng chính xác nhất.

Sẽ tránh sự cố đáng tiệc xảy ra trong quá trình vận hành, sản xuất. Khi vận hành, sử dụng các thiết bị điện có công suất lớn và điện áp cao rất dễ gặp sự cố đáng tiếc xảy ra như suy giảm cách điện, ngắn mạch gây chập cháy nguy cơ tai nạn lao động rất cao nếu các thiết bị điện không được thử nghiệm trước khi đưa vào sử dụng và thí nghiệm định kỳ trong quá trình vận hành. Từ đó doanh nghiệp phải tốn kém chi phí, xí nghiệm phải ngưng hoạt động sản xuất.

– Thí nghiệm điện doanh nghiệp, cá nhân, các đơn vị sở hữu thiết bị điện tuân thủ theo quy định của Nhà nước về đảm bảo an toàn điện. Nhà nước ban hành các văn bản quy định về chất lượng thiết bị điện như Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Thông tư 33/2015/TT-BCT, Thông tư 39/2020/TT-BCT, Thông tư 05/2021/TT-BCT, Nghị định 17/2022/NĐ-CP,… Tùy vào chủng loại thiết bị và mục đích sử dụng mà công tác thí nghiệm được tiến hành theo quy định khác nhau.

Điều quan trọng hơn hết, việc thí nghiệm thiết bị điện thường xuyên giúp hạn chế thấp nhất các vụ tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra. Từ đó, giúp người lao động an toàn, yên tâm sản xuất vận hành trong các công trình lớn.

Thí Nghiệm Điện

4. Chu kỳ Thí nghiệm điện


– Thí nghiệm điện mới: là đánh giá chất lượng thiết bị điện, các công trình điện chuẩn bị đưa vào vận hành lần đầu trước khi đóng điện nghiệm thu để đưa vào sử dụng.

– Thí nghiệm điện định kỳ: là kiểm tra thiết bị điện sau một khoảng thời gian vận hành theo quy định nhằm đánh giá chất lượng hiện tại của thiết bị để phòng ngừa sự cố có thể xảy ra do chất lượng của thiết bị điện suy giảm.

– Thí nghiệm điện sau sửa chữa: là kiểm tra sau khi được sửa chữa nhằm đánh giá chất lượng của thiết bị điện để đảm bảo đã khắc phục xong sự cố và thiết bị sẵn sàng vận hành trở lại.

5. Dịch vụ thí nghiệm điện của Công ty BKI


Công Ty CP Kiểm Định Và Chứng Nhận Bách Khoa là đơn vị có năng lực tốt, uy tín cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Thí nghiệm và Kiểm định các Thiết bị điện, BKI đã được Bộ Khoa Học và Công Nghệ – Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Hoạt Động Thử nghiệm theo số đăng ký 519/TN-TĐC .

Công ty BKI có quy trình thí nghiệm các thiết bị điện tuân thủ nghiêm ngặt các trình tự, thủ tục theo quy định. Các thiết bị đo Thí Nghiệm Điện đa dạng, hiện đại, độ chính xác cao và có thể kiểm tra mọi thiết bị khách hàng yêu cầu.

Đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật viên Thí nghiệm điện của Công ty BKI được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản, tinh thần làm việc tận tâm, trách nhiệm cao và luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.

Thử nghiệm, thí nghiệm các thiết bị điện

Vui lòng liên hệ với BKI để được hỗ trợ tốt nhất:

Hotline 1: 0912809508  – Mr. HẢI

Hotline 2: 0987836315 – Mr. ĐẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN BÁCH KHOA

Trụ sở: Số 24B, Ngõ 10, Đ.Quang Lãm, P.Phú Lãm, Q.Hà Đông, Tp.Hà Nội,Việt Nam.

Điện Thoại: 02432000991- Email: bkigroup.vn@gmail.com

Đánh giá

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI