QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Đánh giá

QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Sức khỏe người lao động và môi trường lao động có quan hệ mật thiết với nhau. Người lao động tiếp xúc thường xuyên với yếu tố nguy cơ, tác hại nghề nghiệp vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe, hoặc nặng hơn có thể mắc các bệnh nghề nghiệp tùy vào thời gian tiếp xúc và mức độ độc hại tại nơi làm việc. Quan trắc môi trường lao động (QTMTLĐ) là việc làm bắt buộc đối với các đơn vị trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh có sử dụng tới người lao động ,không kể quy mô.

1.Quan trắc môi trường lao động là gì?

Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, đánh giá, phân tích chỉ tiêu đo lường các yếu tố của môi trường lao động tại vị trí làm việc của người lao động, đối chiếu so với mức yêu cầu để có biện pháp xử lí kịp thời với các chỉ tiêu vượt mức nhằm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe người lao động, phòng tránh bệnh nghề nghiệp.

Hoạt động quan trắc môi trường lao động là phương pháp để kiểm soát mức độ ô nhiễm và độc hại của môi trường, những số liệu sau quá trình quan trắc sẽ được sử dụng để nghiên cứu về môi trường và sản xuất bền vững sau này.

Quan trắc môi trường lao động phải thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong hồ sơ Vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập. Các chỉ tiêu trong QTMTLĐ bao gồm:

– Đo đạc đánh giá các yếu tố vật lí: đo đạc đánh giá khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt); chiếu sáng; bức xạ tử ngoại; ồn chung, ồn tương đương, ồn phân tích giải tần số, ồn cá nhân; rung toàn thân, rung cục bộ; điện từ trường tần số công nghiệp, tần số cao; phóng xạ, tia X.

– Xác định, đánh giá yếu tố bụi: lấy mẫu khu vực, mẫu cá nhân, mẫu cả ca (TWA), mẫu thời điểm; lấy mẫu xác định nồng độ bụi toàn phần, bụi hô hấp bằng phương pháp cân trọng lượng; lấy mẫu xác định nồng độ bụi bong; nồng độ amiăng, phân loại amiăng, xac định hàm lượng amiăng trong vật liệu; nồng độ bụi than; bụi lơ lửng (TSP), PM10, PM2.5; phân loại giải kích thước bụi; đo đạc đánh giá phòng sạch; lấy mẫu xác định bụi ống khói bằng phương pháp đẳng động học.

– Xác định, đánh giá yếu tố hóa học: lấy mẫu cả ca, mẫu thời điểm; lấy mẫu xác định nồng độ các hơi khí CO, SO2, NOx, CO2, O2, O3, H2S, NH3, Cl bằng phương pháp trắc quang và phương pháp sensor điện hóa; nồng độ axit, bazơ bằng phương pháp trắc quang; nồng độ hơi kim loại bằng phương pháp sắc kí khí khối phổ; hơi khí độc trong ống khói bằng phương pháp đẳng độc học; đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp với dung môi, yêu tố gây dị ứng mẫn cảm, vi sinh.

– Yếu tố tâm sinh lí lao động và Ec- gô- nô- mi: đánh giá gánh nặng lao động thể lực; đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lí; đánh giá Ec- gô- nô- mi.

2.Quy định pháp luật về Quan trắc môi trường lao động

Thông tư 19/2011/TT-BYT của Bộ Y tế: Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.

– Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 quy định người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kĩ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc cho người lao động.

Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về kiểm định an toàn, huấn luyện vệ sinh lao động và quan trắc môi trường.

Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định nội dung quản lí an toàn vệ sinh lao động.

– Theo khoản 3 Điều 26 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP: Phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tiến hành không quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.

3.Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh về hoạt động Quan trắc môi trường lao động

Trích từ Điều 45 Nghị định 44/2016/NĐ-CP

– Cập nhật Hồ sơ vệ sinh lao động về nội dung liên quan đến yếu tố có hại cần thực hiện QTMTLĐ khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.

– Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo Sở Y tế (nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc) về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.

Tần suất thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động

Theo khoản 2, Điều 7 trong Nghị định 39/2016/NĐ-CP

Người sử dụng lao động phải chủ động lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đo đạc, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ít nhất 01 lần 1 năm, nghĩa là phải đo kiểm quan trắc môi trường lao động mỗi năm tối thiểu 1 lần; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được kiểm tra, đánh giá đến cấp tổ, đội, phân xưởng.

4.Dịch vụ Quan trắc môi trường lao động của Công ty BKI

Công ty BKI là đơn vị có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ Quan trắc môi trường lao động cho các cá nhân, doanh nghiệp trên cả nước với:

  • Đội ngũ kiểm định viên được đào tạo bài bản, có năng lực và kinh nghiệm thực hiện các xét nghiệm đo, kiểm tra môi trường lao động;
  • Có đầy đủ máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật để đánh giá các điểm đo;
  • Quá trình khảo sát và quan trắc diễn ra nhanh chóng, không làm ảnh hưởng tới hệ thống sản xuất của đơn vị.

Vui lòng liên hệ với BKI để được hỗ trợ tốt nhất:

Hotline 1: 0912809508  – Mr. HẢI

Hotline 2: 0987836315 – Mr. ĐẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN BÁCH KHOA

Trụ sở: Số 24B, Ngõ 10, Đ.Quang Lãm, P.Phú Lãm, Q.Hà Đông, Tp.Hà Nội,Việt Nam.

Điện Thoại: 02432000991- Email: bkigroup.vn@gmail.com

Đánh giá

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI