KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH
KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH
Để giúp doanh nghiệp thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo yêu cầu của luật – BKI cung cấp gói dịch vụ tư vấn Kiểm kê khí nhà kính – Hướng dẫn định lượng và báo cáo phát thải khí nhà kính theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP Quy định Giảm nhẹ phát thải Khí nhà kính và Bảo vệ tầng Ô-dôn và theo tiêu chuẩn ISO 14064-1.
Hãy cùng Công Ty CP Kiểm Định Và Chứng Nhận Bách Khoa (BKI) tìm hiểu chi tiết về hoạt động “Kiểm kê Khí nhà kính”.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Khí nhà kính là gì?
Khí nhà kính là các khí tích tụ trong khí quyển và tạo ra lớp phản xạ nhiệt giúp Trái đất luôn ở nhiệt độ có thể sống được. Những khí này tạo thành lớp cách nhiệt giữ cho hành tinh ở mức trung bình 14˚C (57˚F).
Các khí hoạt động giống như các bức tường kính của nhà kính – do đó có tên là khí nhà kính. Nếu không có hiệu ứng nhà kính này, nhiệt độ sẽ giảm xuống mức thấp nhất là -18˚C (-0,4˚F); quá lạnh để duy trì sự sống trên trái đất.
Tuy nhiên các hoạt động của con người đang làm thay đổi hiệu ứng nhà kính tự nhiên của trái đất với sự gia tăng đáng kể trong việc giải phóng khí nhà kính. Đây được coi nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
Khí nhà kính chính gồm những khí nào?
Theo Khoản 1 Điều 91 Luật số:72/2010/QH14 – Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ 01/01/2022 quy định các khí nhà kính chình là:
- Cacbon dioxide (CO2);
- Methan (CH4);
- Nito oxit (N2O);
- Hydrofluorocarbons (HFCs);
- Perfluorocarbons (PFCs);
- Sulphur hexafluoride (SF6);
- Nitrogen, trifluoride (NF3).
Đơn vị thống kê KNK được sử dụng chính là Cacbon dioxit tương đương (carbon dioxide equivalent), được ký hiệu là CO2e.
2. Kiểm kê khí nhà kính là gì
Nghị định số 06/2022/NĐ-CP về “Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn” được Chính phủ ban hành ngày 07 tháng 01 năm 2022 quy định:
Kiểm kê khí nhà kính (KKKNK) là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
3. Tại sao phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính?
Các văn bản pháp luật liên quan
- Luật Bảo vệ môi trường 72/2020/QH14ngày 17 tháng 11 năm 2020
- Nghị định số 06/2022/NĐ-CPngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về việc Quy định giảm nhẹ phát thải KKKNK và bảo vệ tầng Ozon;
- Quyết định số 01/2022/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính Phủ ngày 18 tháng 01 năm 2022 ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải KNK phải thực hiện kiểm kê KKKNK.
Lợi ích của việc quản lý phát thải KNK:
- Đáp ứng yêu cầu của luật – Luật môi trường năm 2020 và các nghị định, thông tư hướng dẫn việc KKKNK
- Thể hiện cam kết giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường của Doanh nghiệp.
- Đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm về môi trường – một trong các yêu cầu của họ là doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.
- Xây dựng nền tảng để công ty tiến tới con đường phát triển các-bon thấp, bao gồm việc xác định lộ trình giảm phát thải KNK và/hoặc mục tiêu net-zero;
- Giúp Doanh nghiệp có hiểu biết toàn diện về hiện trạng phát thải của công ty, xác định và định lượng các nguồn phát thải chính giúp công ty quản lý lượng phát thải và xác định các biện pháp giảm phát thải hiệu quả và tiết kiệm nhất, xác định các rủi ro liên quan đến hạn ngạch KKKNK trong tương lai.
4. Đối tượng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính
Theo Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ban hành ngày 18/1/2022 về danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện KKKNK, có sáu lĩnh vực phải thực hiện KKKNK gồm: năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, các quá trình công nghiệp, nông- lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải. Đó là:
Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện KKKNK là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
- Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
- Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
- Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
- Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
5. Quy trình thực hiện kiểm kê khí nhà kính
Để giúp doanh nghiệp thực hiện KKKNK theo yêu cầu của Luật – Công ty Cổ phần kiểm định và chứng nhận Bách Khoa (BKI) cung cấp gói dịch vụ tư vấn Kiểm kê khí nhà kính – Hướng dẫn định lượng và báo cáo phát thải khí nhà kính, các hoạt động bao gồm:
- Khảo sát doanh nghiệp – Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm kê;
- Xác định các hoạt động phát thải;
- Thu thập thông tin, tài liệu, hồ sơ phục vụ hoạt động định lượng kiểm kê;
- Định lượng phát thải;
- Tính toán: Đo lường trực tiếp, tính toán cân bằng vật chất, sử dụng phương pháp tính dựa vào hệ số phát thải
- Xây dựng Báo cáo kiểm kê khí nhà kính

6. Dịch vụ Kiểm Kê Khí Nhà Kính của Công ty BKI
Công ty BKI Với đội ngũ kỹ thuật có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc lâu năm cùng trang thiết bị hiện đại, các chuyên gia của Công ty BKI luôn nghiên cứu, phân tích chuyên sâu mô hình phát thải khí nhà kính tại doanh nghiệp để xác định các nguồn phát thải, định lượng các nguồn phát thải khí nhà kính, nhận dạng các cơ hội giảm phát thải khí nhà kính và đưa ra các đề xuất để quản lý phát thải khí nhà kính hiệu quả, phù hợp.
Công ty BKI đã có hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn tiết kiệm năng lượng. Các giải pháp của chúng tôi đưa ra đều giúp các khách hàng vận hành và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả hơn và giảm phát thải khí nhà kính hơn so với các công ty cùng ngành.

Vui lòng liên hệ với BKI để được hỗ trợ tốt nhất:
Hotline 1: 0912809508 – Mr. HẢI
Hotline 2: 0987836315 – Mr. ĐẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN BÁCH KHOA
Trụ sở: Số 24B, Ngõ 10, Đ.Quang Lãm, P.Phú Lãm, Q.Hà Đông, Tp.Hà Nội,Việt Nam.
Điện Thoại: 02432000991- Email: bkigroup.vn@gmail.com