KIỂM ĐỊNH CÂN PHÂN TÍCH, CÂN KỸ THUẬT

Đánh giá

KIỂM ĐỊNH CÂN PHÂN TÍCH, CÂN KỸ THUẬT

Cân phân tích và cân kỹ thuật được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau… đòi hỏi sự đảm bảo về khối lượng, tránh tình trạng dư thiếu tải trọng, khối lượng sản phẩm. Việc kiểm định cân phân tích, cân kỹ thuật là một hoạt động mang tính bắt buộc đối với các phương tiện đo do nhà nước quy định. Hoạt động kiểm định giúp đánh giá sự ổn định, độ chính xác của kết quả đo cũng như sự hiệu quả trong quá trình sử dụng. Ngay sau đây, Công ty Cổ phần Kiểm định và Chứng nhận Bách Khoa (BKI) sẽ giúp bạn hiểu hơn, cũng như là tìm hiểu hoạt động Kiểm định về Cân phân tích và Cân kỹ thuật.

1. Kiểm định Cân phân tích, Cân kỹ thuật là gì?


– Cân phân tích là cân không tự động cấp chính xác đặc biệt (cấp chính xác I theo phân loại của OIML R76, còn gọi là cấp chính xác 1).

– Cân kỹ thuật là cân không tự động cấp chính xác cao (cấp chính xác II theo phân loại của OIML R76, còn gọi là cấp chính xác 2).

Cân phân tích và cân kỹ thuật sau đây được gọi tắt là cân

(Cân không tự động là cân khi thực hiện phép cân phải có sự tác động của con người).

– Kiểm định cân phân tích, cân kỹ thuật là quá trình so sánh định lượng để kiểm tra chất lượng và hiệu quả đo lường của cân thông qua việc đánh giá sự phù hợp của cân với các chỉ tiêu kỹ thuật.

Kiểm định cân phân tích, cân kỹ thuật

2. Phương tiện Kiểm định và điều kiện Kiểm định Cân phân tích, Cân kỹ thuật


– Các phương tiện dùng để Kiểm định Cân phân tích, Cân kỹ thuật bao gồm:

+ Bộ quả cân chuẩn cấp

+ Nhiệt kế

– Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

+ Nơi kiểm định phải khô ráo, sạch sẽ, đủ ánh sáng, nhiệt độ nằm trong khoảng nhiệt độ làm việc được nhà sản xuất cân quy định. Biến động nhiệt độ cần nằm trong giới hạn ± 2 ºC đối với cân phân tích và ± 5 ºC đối với cân kỹ thuật.

+ Ảnh hưởng của tác động bên ngoài (gió, nhiệt, điện từ trường, điện áp lưới, .v.v.) không làm sai lệch kết quả kiểm định.

+ Bàn đặt cân phải vững chắc, đảm bảo cân không bị ảnh hưởng bởi các nguồn rung động.

3. Các phép kiểm định Cân phân tích, Cân kỹ thuật


Để có thể đánh giá được tình trạng của Cân phân tích, Cân kỹ thuật một cách chính xác và hiệu quả nhất. Quá trình Kiểm định Cân phân tích sẽ được tiến hành thông qua các phép Kiểm định sau:

– Kiểm tra bên ngoài

– Kiểm tra kỹ thuật

– Kiểm tra đo lường

+ Kiểm tra độ động

+ Kiểm tra sai số điểm “0”

+ Kiểm tra độ lệch tâm

+ Kiểm tra độ lặp lại

+ Kiểm tra độ đúng

4. Chu kỳ kiểm định của Cân phân tích, Cân kỹ thuật


– Chu kỳ kiểm định của cân phân tích, cân kỹ thuật: 12 tháng

– Cân phân tích, cân kỹ thuật sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định của quy trình kiểm định này được cấp chứng chỉ kiểm định (giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định và/hoặc dấu kiểm định, .v.v.) theo quy định. Dấu kiểm định phải được đóng (hoặc tem niêm phong phải được dán) tại các vị trí ngăn cản được việc điều chỉnh độ đúng của cân.

– Cân phân tích, cân kỹ thuật sau khi kiểm định nếu không đạt một trong các yêu cầu quy định của quy trình kiểm định này thì không cấp chứng chỉ kiểm định mới và xóa dấu kiểm định cũ (nếu có).

5. Quy chế xử phạt vi phạm quy định về vi phạm trong sử dụng phương tiện đo nhóm 2


Đối với các thiết bị đo lường như cân bắt buộc phải có kiểm định và chứng nhận kiểm định, Nếu sử dụng các loại cân không có tem kiểm định là vi phạm pháp luật, sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị đến 1.000.000 đồng (tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính):

a) Không có chứng chỉ kiểm định (tem, dấu, giấy chứng nhận) hoặc hiệu chuẩn theo quy định;

b) Chứng chỉ kiểm định hoặc hiệu chuẩn đã hết hiệu lực;

c) Tháo dỡ niêm phong, kẹp chì, chứng chỉ kiểm định hoặc hiệu chuẩn trên phương tiện đo;

d) Không thực hiện kiểm định đối chứng theo quy định;

đ) Không bảo đảm các điều kiện vận chuyển, bảo quản, yêu cầu sử dụng phương tiện đo theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này khi sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị trên 1.000.000 đồng được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị trên 70.000.000 đồng.

3. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng phương tiện đo bị sai, hỏng hoặc không đạt yêu cầu quy định về kỹ thuật đo lường (tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính) được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị đến 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị trên 70.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị đến 1.000.000 đồng (tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính):

a) Làm thay đổi cấu trúc, đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo;

b) Tác động, điều chỉnh, lắp thêm, rút bớt, thay thế chức năng, cấu trúc kỹ thuật của phương tiện đo làm sai lệch kết quả đo hoặc sử dụng các thiết bị khác để điều chỉnh sai số của phương tiện đo vượt quá giới hạn sai số cho phép;

c) Không thực hiện việc kiểm định hoặc hiệu chuẩn phương tiện đo trong thời hạn quy định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

5. Mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này khi sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị trên 1.000.000 đồng (tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính) được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị trên 70.000.000 đồng.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi chứng chỉ kiểm định hoặc hiệu chuẩn đã hết hiệu lực đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại khoản 3, các điểm b và c khoản 4 Điều này.

6. Dịch vụ  Kiểm định Cân phân tích, Cân kỹ thuật của Công ty BKI

Công Ty Cổ Phần Kiểm Định Và Chứng Nhận Bách Khoa  với quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật tuân thủ nghiêm ngặt các trình tự, thủ tục kiểm định. Các phương tiện kiểm định đa dạng, hiện đại, độ chính xác cao và có thể kiểm tra mọi thiết bị có yêu cầu. Đội ngũ kiểm định viên chuyên nghiệp, tận tình, được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản, luôn đề cao chất lượng và đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.

Vui lòng liên hệ với BKI để được hỗ trợ tốt nhất:

Hotline 1: 0912809508  – Mr. HẢI

Hotline 2: 0987836315 – Mr. ĐẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN BÁCH KHOA

Trụ sở: Số 24B, Ngõ 10, Đ.Quang Lãm, P.Phú Lãm, Q.Hà Đông, Tp.Hà Nội,Việt Nam.

Điện Thoại: 02432000991- Email: bkigroup.vn@gmail.com

Đánh giá

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI