KIỂM ĐỊNH BÌNH CHỊU ÁP LỰC

Đánh giá

KIỂM ĐỊNH AN TOÀN BÌNH CHỊU ÁP LỰC

Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư. Trong đó quy định yêu cầu bình chịu áp lực bắt buộc phải kiểm định an toàn kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ và kiểm định sau sự cố nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Trong bài viết này Công ty Cổ phần Kiểm định và Chứng nhận Bách Khoa (BKI) giới thiệu các thủ tục kiểm định bình chịu áp lực để doanh nghiệp được biết.

1. Bình chịu áp lực là gì?


– Bình chịu áp lực hay thiết bị áp lực là thiết bị tiến hành các quá trình nhiệt học, hóa học hoặc là bình chứa dạng kín dùng để chứa chất lỏng, khí, khí hóa lỏng, hóa chất….Áp suất trong thiết bị luôn cao hơn áp suất bên ngoài khí quyển. Hiện nay bình chịu áp lực được sử dụng nhiều trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Mặt khác, bình áp lực cũng là những thiết bị tiềm tàng gây tai nạn lao động rất cao trong quá trình vận hành, sản xuất gây hiệu quả nghiêm trọng cho tổ chức, doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc kiểm định an toàn bình chịu áp hết sức quan trọng và cần thiết giúp đảm bảo an toàn cho người và tài sản của công ty.

2. Kiểm định Bình chịu áp lực là gì ?


– Kiểm định an toàn bình chịu áp lực là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, phân tích, đánh giá sự phù hợp tính trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị với những tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi vận hành thiết bị. Bình chịu áp lực được quy định bắt buộc phải kiểm định an toàn kỹ thuật theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh Xã hội ban hành về yêu cầu nghiêm ngặt an toàn, vệ sinh lao động đối với các loại máy, thiết bị, vật tư, máy móc.

– Danh mục bình chịu áp lực yêu cầu cần phải kiểm định khi sử dụng

+ Bình chứa khí nén;

+ Các thiết bị phân ly dùng hơi;

+ Nồi hấp, lò phản ứng …

+ Các bộ phận trao đổi nhiệt, bộ phận bốc hơi;

+ Thiết bị khử trùng dùng hơi, thiết bị phân ly dùng hơi.

3. Các bước thực hiện Kiểm định bình chịu áp lực


Quy trình kiểm định an toàn bình chịu áp lực được thực hiện qua các bước:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ

  • Hồ sơ xuất xưởng
  • Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
  • Hồ sơ kiểm định lần trước

Bước 2: Khám xét kỹ thuật bên ngoài, bên trong

  • Kiểm tra các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học.
  • Xem xét tình trạng kỹ thuật của lớp bảo ôn, cách nhiệt (nếu có)
  • Kiểm tra khuyết tật kim loại, mối hàn bằng các phương pháp siêu âm, chụp phim, thẩm thấu, bột từ.

Bước 3: Thử nghiệm áp suất

Chỉ thử nghiệm áp suất khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu. Áp suất và môi chất thử phụ vào áp suất làm việc lớn nhất và môi chất làm việc của thiết bị.

Bước 4: Kiểm định cơ cấu an toàn, thiết bị đo lường, bảo vệ

Kiểm tra các thiết bị đo lường, cơ cấu an toàn:

  • Kiểm định van an toàn
  • Kiểm định áp kế
  • Thiết bị đo mức
  • Rơ le nhiệt độ, áp suất
  • Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị

Bước 5: Kiểm tra vận hành bình chịu áp lực

Kết nối các thiết bị phụ trợ, cơ cấu an toàn… vận hành thiết bị ở áp suất làm việc cho phép.

Bước 6: Xử lý kết quả kiểm định bình chịu áp lực

  • Lập biên bản kiểm định bình áp lực theo mẫu quy định
  • Lập biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)
  • Dán tem kiểm định, thông qua biên bản kiểm tra và ban hành kết quả kiểm định bình chịu áp lực.

4. Các tiêu chuẩn kiểm định bình chịu áp lực


Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng trong quá trình kiểm định bình chịu áp lực phải được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép.

  • QCVN 01:2008/BLĐTBXH, Quy chuẩn kiểm định kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực
  • QTKĐ 07:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực
  • TCVN 8366:2010, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo
  • TCVN 6155:1996, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115 0C
  • TCVN 6156:1996, Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử)
  • TCVN 6008:2010, Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra

Có thể kiểm định bình chịu áp lực theo các tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức an toàn được quy định trong nước.

5. Khi nào doanh nghiệp phải kiểm định Bình chịu áp lực


Bình chịu áp lực được kiểm định an toàn khi:

  • Kiểm định lần đầu sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng
  • Kiểm định định kỳ bình chịu áp lực trong quá trình sử dụng. Chu kỳ kiểm định bình chịu áp lực là 3 năm/lần đối với thiết bị có chất môi chất thông thường và 2 năm/lần đối với các môi chất độc hại, ăn mòn hay cháy nổ.
  • Chế độ Kiểm định bất thường được tiến hành khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng. Khi có thay đổi về vị trí lắp đặt, thay thế, sửa chữa. Chế độ kiểm định này cũng áp dụng cho các bình chịu áp lực có thời gian ngưng sử dụng trên 12 tháng.b, Kiểm định Nồi hơi được chia làm 3 loại:

6. Dịch vụ  Kiểm định Bình chịu áp lực của Công ty BKI


Công Ty Cổ Phần Kiểm Định Và Chứng Nhận Bách Khoa với quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật tuân thủ nghiêm ngặt các trình tự, thủ tục kiểm định. Các phương tiện kiểm định đa dạng, hiện đại, độ chính xác cao và có thể kiểm tra mọi thiết bị có yêu cầu. Đội ngũ kiểm định viên chuyên nghiệp, tận tình, được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản, luôn đề cao chất lượng và đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.

Vui lòng liên hệ với BKI để được hỗ trợ tốt nhất:

Hotline 1: 0912809508  – Mr. HẢI

Hotline 2: 0987836315 – Mr. ĐẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN BÁCH KHOA

Trụ sở: Số 24B, Ngõ 10, Đ.Quang Lãm, P.Phú Lãm, Q.Hà Đông, Tp.Hà Nội,Việt Nam.

Điện Thoại: 02432000991- Email: bkigroup.vn@gmail.com

Đánh giá

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI