HUẤN LUYỆN SƠ CẤP CỨU THEO THÔNG TƯ 19/2016/TT-BYT

Đánh giá

HUẤN LUYỆN SƠ CẤP CỨU THEO THÔNG TƯ 19/2016/TT-BYT

Huấn luyện sơ cấp cứu (HLSCC) là việc trang bị cho người lao động những kiến thức cơ bản về hoạt động sơ cứu, hướng dẫn những thao tác sơ cấp cứu ban đầu. Vậy hãy cùng Công Ty Cổ Phần Kiểm Định Và Chứng Nhận Bách Khoa (BKI) tìm hiểu về việc huấn luyện sơ cấp cứu theo bài viết dưới đây .

1. Sơ cấp cứu là gì ? Huấn luyện sơ cấp cứu là gì ?


– Sơ cấp cứu là gì?

Sơ cấp cứu là các hành động ban đầu nhằm trợ giúp hay điều trị ngay ban đầu khi người bệnh vừa xảy ra các sự cố về rủi ro, tai nạn gây chấn thương, bệnh đột ngột trong khi chờ phương tiện hỗ trợ, y bác sỹ cứu chữa cho bệnh nhân.

– Huấn luyện sơ cấp cứu là gì?

HLSCC là việc trang bị cho người lao động những kiến thức cơ bản về hoạt động sơ cứu, hướng dẫn những thao tác sơ cấp cứu ban đầu để trợ giúp nạn nhân trước khi nhân viên y tế đến nơi. Việc sơ cấp cứu này nhằm ngăn không cho tình trạng nạn nhân ngày càng xấu đi. Tạo cơ hội phục hồi và cứu sống nạn nhân.

Huấn luyện Sơ Cấp Cứu theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT
BKI Huấn luyện Sơ Cấp Cứu theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT

2. Đối tượng huấn luyện sơ cấp cứu theo thông tư 19/2016/TT-BYT


Theo Điều 9 Thông tư 19/2016/BYT ngày 30/06/2016 quy định đối tượng Huấn luyện sơ cứu, cấp cứu bao gồm:

  • Người lao động, trừ trường hợp đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động;
  • Người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu, cấp cứu.

3. Thời gian quy định huấn luyện sơ cấp cứu ban đầu


Phụ lục 6 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định thời gian HLSCC cứu như sau:

-Thời gian huấn luyện sơ cấp cứu lần đầu

  • Đối với người lao động: 4 giờ;
  • Đối với lực lượng sơ cứu, cấp cứu: 16 giờ (2 ngày).

-Thời gian huấn luyện sơ cấp cứu định kỳ:

  • Đối với người lao động: 2 giờ;

4. Nội dung huấn luyện

– Nội dung huấn luyện sơ cấp cứu bao gồm:

  • Các nguyên lý cơ bản về sơ cứu, cấp cứu tại chỗ
  • Băng bó vết thương (Nguyên tắc, các phương tiện dùng để băng bó, kỹ thuật băng bó)
  • Kỹ thuật cầm máu tạm thời (Nguyên tắc cầm máu, các biện pháp cầm máu tạm thời)
  • Kỹ thuật cố định gãy xương tạm thời (Nguyên tắc cố định gãy xương, các phương tiện cố định gãy xương)
  • Kỹ thuật hồi sinh tim phổi (Nhận biết dấu hiệu ngừng tuần hoàn hô hấp, hướng dẫn thông thoáng đường thở và hỗ trợ hô hấp, hướng dẫn hồi sức tim phổi)
  • Xử lý bỏng; (Đánh giá nguyên nhân và mức độ bỏng, xử lý cấp cứu bỏng tại chỗ)
  • Phương pháp vận chuyển nạn nhân an toàn không cáng và có cáng để cấp cứu ban đầu

– Các hình thức cấp cứu:

  • Cấp cứu điện giật,
  • Cấp cứu đuối nước,
  • Cấp cứu tai nạn do hóa chất

– Hướng dẫn chung nội dung và sử dụng túi sơ cứu

– Thực hành chung cho các nội dung

Đây là chương trình huấn luyện định kỳ hàng năm theo quy định tại Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Y tế “Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động”, nhằm rèn luyện cho người lao động có các kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết.

5. Quy trình sơ cấp cứu ban đầu

– Bước 1: Đánh giá vị trí nạn nhân gặp nguy hiểm

Để ý khung cảnh xung quanh người bị nạn có an toàn không và kiểm tra những nguy hiểm có thể xảy ra đối với bản thân bạn và những người xung quanh. Điều này sẽ giúp bạn an toàn trước khi có ý định cứu một ai đó.

Lưu ý: Nếu bạn nhận thấy có sự nguy hiểm thì không nên đến cứu người mà gọi điện thoại khẩn cấp cho những người trợ giúp chuyên nghiệp như gọi cứu hỏa, cứu thương, cảnh sát…

– Bước 2: Đánh giá tình trạng của nạn nhân

Bạn hãy để ý những biểu hiện của người bị nạn dưới đây:

Nạn nhân còn tỉnh táo hay bất tỉnh? Thở hay không thở? Chảy máu nhiều hay không? Có gặp chấn thương ở bộ phận nào không?…

– Bước 3: Gọi điện thoại nhờ hỗ trợ

Sau khi đánh giá nạn nhân đang gặp nguy hiểm, bạn hãy tìm đến các sự trợ giúp từ bác sĩ hoặc những người có chuyên môn khác:

  • 113: Số điện thoại khẩn cấp gọi cảnh sát khi có việc liên quan đến an ninh trật tự
  • 114: Số điện thoại gọi cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn
  • 115: Số điện thoại cấp cứu về y tế

Trong khi chờ những sự trợ giúp chuyên nghiệp, bạn hãy can thiệp cứu giúp người dựa trên những kỹ năng sơ cứu mà bạn đã có. Tuy nhiên, bạn vẫn luôn phải để ý đến sự an toàn của bản thân.

– Bước 4: Thực hiện sơ cấp cứu

Trường hợp nạn nhân ngưng thở thực hiện kỹ năng hồi sức tim phổi đến khi nạn nhân tỉnh hoặc nhân viên y tế đến.

Trường hợp nạn nhân chảy máu thực hiện kỹ năng cầm máu để tránh nạn nhân mất máu quá nhiều.

Trường hợp nạn nhân bất tỉnh hãy gọi to nạn nhân nếu nạn nhân không phản ứng lắc vai, tay chân nạn nhân, đồng thời kiểm tra nhịp thở nạn nhân.

Nếu đội ngũ chuyên môn y tế có thể đến sớm, bạn không nên di chuyển người bị nạn mà hãy duy trì sự an toàn cho họ tại vị trí đang nằm. Ngoài ra, nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì bạn nên trấn an họ và giải thích bạn đang làm gì để giúp họ thoát khỏi hoàn cảnh nguy kịch.

– Bước 5: Đảm bảo an toàn cho người bị nạn

Quy trình sơ cấp cứu đúng cách là bạn hãy đảm bảo sự an toàn cho nạn nhân trong khi chờ đợi những người có chuyên môn đến giúp đỡ.

Các bước sơ cấp cứu cần thực hiện hết sức nhanh chóng và cẩn trọng để cứu sống người. Tuy nhiên, bạn vẫn nên biết các quy trình sơ cấp cứu để có thể giữ an toàn cho chính mình và mọi người nhé.

6. Lợi ích khi tham gia huấn luyện sơ cấp cứu

Khi tham gia các lớp Huấn luyện sơ cấp cứu ban đầu, sẽ giúp bạn:

– Biết cách chủ động và bình tĩnh ứng phó kịp thời với các tình huống cần cấp cứu.

– Thành thạo các kỹ năng sơ cấp cứu như: băng bó vết thương, hà hơi thổi ngạt, cầm máu động mạch…

– Biết cách tự cứu mình khi chẳng may gặp nạn, ngoài đường, trong nhà hay tại nơi làm việc…

– Nâng cao uy tín của bản thân có thể tìm việc dễ dàng khi có kỹ năng sống tốt

– Được hoàn thiện kỹ năng sơ cấp cứu qua các tình huống thực tiễn.

Với kinh nghiệm tổ chức thành công nhiều khóa học trên toàn quốc, thái độ và trách nhiệm làm việc chuyên nghiệp, sẽ là điểm nhấn nổi bật của BKI, kính mời Quý khách hàng liên hệ ngay với BKI để có giá ưu đãi khi tổ chức lớp học huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu cơ quan, doanh nghiệp.

7. Dịch vụ huấn luyện sơ cấp cứu theo thông tư 19/2016/TT-BYT của Công Ty BKI

Công ty BKI là đơn vị có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ Huấn luyện Sơ Cấp Cứu theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT cho các cá nhân, doanh nghiệp trên cả nước. BKI cung cấp dịch vụ Đào tạo với phương châm:

– Nội dung bài giảng xây dựng theo khung chương trình pháp luật quy định, xen lẫn lý thuyết và thực tế nhằm giúp học viên nắm rõ kiến thức nhất;

– Đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm về huấn luyện và tư vấn an toàn lao động, có chứng chỉ giảng viên do các cơ quan có thẩm quyền cấp;

– Mức chi phí hợp lý, đào tạo toàn quốc, cấp chứng chỉ sau khi học viên hoàn thành khóa học;

– Lịch học linh động cho mọi đơn vị;

– Tư vấn, hỗ trợ sau khóa học miễn phí để giúp doanh nghiệp hoàn thiện đầy đủ các nhiệm vụ theo yêu cầu của Luật Huấn luyện Sơ Cấp Cứu theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT và quy định nội bộ;

Vui lòng liên hệ với BKI để được hỗ trợ tốt nhất:

Hotline 1: 0912809508  – Mr. HẢI

Hotline 2: 0987836315 – Mr. ĐẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN BÁCH KHOA

Trụ sở: Số 24B, Ngõ 10, Đ.Quang Lãm, P.Phú Lãm, Q.Hà Đông, Tp.Hà Nội,Việt Nam.

Điện Thoại: 02432000991- Email: bkigroup.vn@gmail.com

Đánh giá

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI