Các quy định và kỹ thuật an toàn điện công nghiệp
Trong quá trình sản xuất công nghiệp, chắc chắn không thể thiếu điện năng. Do đó, để đảm bảo vệ tính mạng, tài sản thì việc tuân thủ các quy định cũng như biện pháp kỹ thuật an toàn điện công nghiệp là rất cần thiết.
NỘI DUNG CHÍNH
Các quy định về an toàn điện công nghiệp
Đối với công nhân, nhân viên nhà xưởng
- Ngắt thiết bị, dụng cụ điện khỏi nguồn điện khi không sử dụng.
- Khi phát hiện thấy điều bất thường như mùi khét, khói… cần báo ngay cho người vận hành biết, để ngừng ngay thiết bị.
- Công nhân tuyệt đối không được tự ý đấu nối, thay đổi hệ thống điện hay đi vào vùng nguy hiểm của thiết bị điện, đường dây dẫn điện.
- Không được tự tiện ấn nút hoặc đóng ngắt cầu dao, aptomat nếu đó không phải là chức trách của mình.
Đối với chủ cơ sở
- Khi cần bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo, lắp đặt các thiết bị điện, chủ cơ sở có trách nhiệm tìm những kỹ thuật viên chuyên nghiệp và đã qua huấn luyện an toàn điện.
- Tại những nơi có dòng điện cao thế, cần bố trí biển báo nguy hiểm ở nơi dễ quan sát.
- Không bố trí thiết bị điện ở nơi ẩm ướt, có khả năng dẫn điện hoặc trên bề mặt dễ trượt ngã, sập đổ.
- Đo kiểm tra điện trở tiếp địa của thiết bị ít nhất 2 lần/năm, nếu số đo lớn hơn 2W thì phải xử lý để đạt được giá trị nhỏ hơn 2W.
Đối với các kỹ thuật viên điện công nghiệp
- Trước khi bảo dưỡng, sửa chữa, bắt buộc phải ngắt thiết bị ra khỏi nguồn điện đồng thời nối đất an toàn cho thiết bị.
- Khi bảo dưỡng, sửa chữa điện cần có ít nhất 2 người tham gia.
- Các kỹ thuật viên phải có quy trình làm việc và tuân theo giấy phép làm việc. Sau khi kết thúc công việc, kỹ thuật viên phải nghiệm thu, trả giấy phép và thông báo để người vận hành đưa thiết bị vào hoạt động.
- Sử dụng dây an toàn khi làm việc trên cao.
- Tuyệt đối không dùng các loại thang kim loại, các loại thang có khả năng dẫn điện.
- Khi đi vào vùng nguy hiểm về điện, kỹ thuật viên cần mang quần áo khô, đi giày cách điện và đội mũ.
- Khi làm việc với thiết bị đang mang điện, kỹ thuật viên cần tháo hết đồ kim loại trên người, đeo găng và mang ủng cách điện.
- Nếu cần chiếu sáng cục bộ khi sửa chữa, phải dùng đèn di động cầm tay 36V.
Các biện pháp kỹ thuật về an toàn điện công nghiệp
Các biện pháp kỹ thuật chung
- Tự động cắt điện khi có dòng điện rò rỉ ra vỏ thiết bị.
- Bọc cách điện tại những vị trí hở hay va chạm.
- Hàng năm kiểm tra lớp cách điện bằng đồng hồ MW.
- Tại những nơi có điện nguy hiểm, cấm đóng điện thì phải làm rào chắn hoặc treo biển báo.
- Đảm bảo khoảng cách an toàn về điện (2 – 15kv: 0,7m; 15 – 35kv: 1,1m; 35 – 110kv: 1,4m; 220kv: 2.5m; 330kv: 3m; 330 – 500kv: 4m).
Các biện pháp an toàn bảo vệ cá nhân
Sử dụng đồ bảo hộ, dụng cụ an toàn về điện:
- Thảm cách điện
- Găng tay cách điện
- Giày cách điện
- Ủng cách điện
- Sào cách điện
- Tiếp địa di động
- Mũ cách điện.
Đảm bảo chất lượng các dụng cụ sử dụng, tuyệt đối không được sử dụng quá cấp điện áp cho phép của dụng cụ.
Bảo quản dụng cụ đúng cách ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh để bị cọ xát bề mặt.
Những quy định về an toàn điện thường rất khắt khe. Tuy nhiên, đây là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho bạn và những người xung quanh, tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
Bài viết khác cùng chuyên mục
- KIỂM ĐỊNH CHỐNG SÉT VAN
- BKI THÍ NGHIỆM THIẾT BỊ ĐIỆN TẠI CÔNG TY TNHH SAMJU VINA
- BKI KIỂM ĐỊNH Tu, Ti TẠI CÔNG TY XI MĂNG VICEM HOÀNG THẠCH
- BKI KIỂM ĐỊNH MÁY BIẾN ÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FINETEK VIỆT NAM
- THÍ NGHIỆM DẦU CÁCH ĐIỆN MÁY BIẾN ÁP
- THÍ NGHIỆM HỆ THỐNG RƠ LE BẢO VỆ
- KIỂM ĐỊNH MÁY CẮT ĐIỆN
- TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP
- KIỂM ĐỊNH MÁY BIẾN ÁP
- KIỂM ĐỊNH CÔNG TƠ ĐIỆN